Hotline: 0933 86 25 89

http://www.loctancuong.com

Đồi chè vùng Tân Cương Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thái nguyên - Đệ nhất Danh Trà

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Trà Thái Nguyên - Thơm,Ngon, Đậm đà hương vị việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chè Búp - Đặc sản vùng đất Tân Cương-Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Văn hóa thi Cây Chè Đẹp tại Sứ Trà Thái Nguyên

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa trà Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa trà Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Văn hóa thưởng trà Nhật Bản


Tạo nên được một vẻ đẹp đặc trưng không giống với bất cứ thói quen thưởng trà của các quốc gia khác trên thế giới, có lẽ bởi người Nhật có một quan niệm về ý nghĩa, tác dụng việc uống trà, cách thức pha trà cũng như thưởng trà… rất khác biệt và tuân thủ những quy tắc chặt chẽ.
Việc thưởng trà của người dân đất nước mặt trời mọc thể hiện hài hòa nét thẩm mỹ và tính triết học qua 4 yếu tố: wa - sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei - sự tôn kính (đối với người khác), sei - sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku - sự yên tĩnh.

Với người Nhật, thưởng thức hương vị từng ngụm trà được coi là một hình thức giải trí. Đặc biệt, trong một không gian phù hợp, tĩnh lặng, khi đó người thưởng trà mới đạt được sự thư thái trong tâm hồn, sự thư giãn tinh thần và gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

Uống trà mang đầy đủ những nét đặc trưng của văn hóa cũng như con người Nhật Bản. Việc thưởng trà không chỉ thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực Nhật Bản mà còn thể hiện những triết lý, nhân sinh quan sâu sắc về cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là việc thưởng trà, là ngon hay không ngon mà qua những chén trà đó, chúng ta thấy được tấm lòng giữa người với người trong cuộc sống, thể hiện tính giáo dục, nhân văn cao đẹp.

Vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người thưởng trà cũng như tính giáo dục được thể hiện rõ nhất trong việc pha trà, rót trà, mời trà và cuối cùng là thưởng trà.

Cầu kì, khó tính từ việc pha trà…
 Dụng cụ pha trà của người Nhật Bản rất đa dạng, phong phú. Người pha trà cũng không chỉ đơn thuần thực hiện những thao tác bình thường mà gửi vào đó cả tấm chân tình của mình với khách quý. Nước dùng để pha trà cũng phải tuân theo những quy tác nghiêm ngặt nhất định. Nếu người Việt Nam có thói quen dùng nước sôi 100 độ để pha trà thì người Nhật lại hoàn toàn khác. Người Nhật có thói quen đựng nước pha trà trong một bình thủy tinh hay ấm kim khí và nước dùng nước khoảng 80 - 90 độ để pha trà. Người Nhật cho rằng trà được pha bằng thứ nước ở nhiệt độ đó trông mới đẹp mắt và giữ được hương trà đặc trưng, nguyên chất.

Ngoài ra, văn hóa trà Nhật Bản còn thể hiện những nét đẹp đặc trưng ở sự tinh tế trong tâm hồn người pha trà. Họ biết rõ ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà tùy thuộc vào dung tích của loại tách dùng để thưởng trà cũng như số lượng tách trà được rót. Họ quan niệm, nếu đổ luôn một lần nước vào đầy bình thì lượng nước không uống hết còn sót lại sẽ làm giảm độ thơm ngon của lần uống trà kế tiếp. Như vậy nhiệt độ không còn đúng quy định làm mất đi màu sắc, tính thẩm mỹ của tách trà. Người Việt hiện nay cũng chịu ảnh hưởng văn hóa trà Nhật Bản nên cũng để ý đến số lượng người uống để ước lượng lượng nước, tuy nhiên vẫn không có “đủ” sự khắt khe, nghiêm ngặt như người Nhật.

Người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, vị ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai sẽ có hương vị khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước trà mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích thích vào khứu giác. Hai lần nước pha trà này được coi là quan trọng nhất và có hương vị độc đáo nhất trong việc thưởng trà của Nhật Bản.

rót trà...
Không như người Việt là rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp, người dân xứ sở hoa anh đào xếp tất cả các tách của khách và rót lần lượt đủ một vòng, sau đó rót một lần nữa và tách trà được rót đầu tiên của lần thứ hai chính là tách trà cuối cùng của lần rót đầu tiên. Người Nhật cho rằng với cách rót đó sẽ không tạo nên sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Sau khi rót đều như vậy cho tất cả các tách thì mới đưa mời khách.


mời trà...
Cách thức mời trà của người Nhật rất độc đáo. Khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Trà Nhật Bản không uống nhâm nhi từng tí một, người Nhật uống thành ngụm lớn để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về.




… đến thưởng trà
Người Nhật thường ăn một vài loại bánh ngọt trước khi uống trà để làm gia tăng hương vị. Chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân)...

Không chỉ đơn thuần là việc uống trà, thói quen thưởng trà của mỗi dân tộc chứa đựng trong đó cả những quan niệm, văn hóa… Qua việc uống trà của người Nhật cũng hiểu được phần nào vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người Nhật cũng như triết lý về cuộc sống, hướng con người đến vẻ đẹp, tính nhân văn cao cả…
Sưu tầm và biên soạn: loctancuong.blogpost.com

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Cơm Trà Xanh "Ochazuke"-Văn hóa Nhật Bản


     Món cơm trà xanh này được gọi là Ochazuke (hoặc chazuke). “ocha” là món nước trà mà chúng ta hay uống. Xem phim Nhật – Hàn nhiều, các bạn hẳn nhận ra rằng người Nhật Bản cũng như người Hàn Quốc rất yêu thích các món cơm trộn đúng không nào? Tại Nhật Bản, Ochazuke được xem là món cơm trộn chế biến nhất và vô cùng được yêu thích. Ochazuke được dùng chế biến trong các bữa trưa hay khi người ta có ít thời gian để chuẩn bị. Và ngoài ra thì tại Hàn Quốc, Trung Quốc…một số vùng cũng có thói quen ăn cơm chan với nước trà nhưng thành phần cơm trộn của họ cũng khác với người Nhật Bản.

     Thường được ăn vào mùa lạnh, trà nóng quyện với các thành phần không thềEthiếu sau của Ochazuke khiến món ăn được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật. Một bát cơm Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)…và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh thôi nhé. Như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này.

     Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng…trong món ăn.

      Có một bộ phim Nhật được làm từ những năm 50 khá nổi tiếng. Phim kề về sự rạn nứt của một cặp vợ chồng khi người vợ cảm thấy buồn tẻ với cuộc sống bên cạnh người chồng hiền lành của mình. Nhưng rồi trải qua rất nhiều sự việc, cô ấy mới dần nhận ra phẩm chất tốt đẹp của chồng mình. Cái vẻ ngoài nhàm chán, tường chừng là “nhạt nhẽo như món cơm Ochazuke” vẫn có những điều khiến cho người ta phải yêu thích và say mê, như những gia vị nêm nếm cay nồng của aji (ớt), umeboshi (mơ muối), wasabi (mù tạt)…vậy.

       Món cơm này phổ biến từ thời kỳ Heian nhưng phải tới thế kỷ 17, thuộc thời kỳ Edo, nước trà mới chính thức trỏ thành nguyên liệu chính tạo nên sự độc đáo của món ăn. Từ những năm 70, tại Nhật Bản, những gói gia vị ăn liền chứa sẵn các thành phần của Ochazuke xuất hiện, giúp món cơm “dề làm – dề ăn” này ngày một trở nên phổ biến trong đời sống ẩm thực Nhật Bản, vốn luôn chú trọng sự cầu kỳ và tinh tế.
Một ngày cuối tuần trời nổi gió mùa, cảm giác lười nấu những món có cách làm phức tạp, cầu kỳ, mà lại ngán những món bún, mỳ ăn rất mau …Bạn có thể tự làm cho mình một bát cơm trộn chan nước trà xanh Ochazuke đề thưởng thức mà không mất quá nhiều công sức chuẩn bị.
Sưu tầm: loctancuong.blogpost.com